Vào lúc 8h ngày 29 tháng 9 năm 2018 Cụm thi đua số 3 (phường 10,11,12,13,14) đã tổ chức ngày hội ẩm thực với hơn 70 hội viên và thanh niên tôn giáo tham gia.Bao gồm các món ăn như “ bún bò,hủ tiếu,hoành thánh,mì căn bún xào,gỏi cuốn, … đã tạo nên nét đặc trưng của ngày hội.
Các món chay có từ lâu đời và được dùng hàng ngày trong các nhà chùa, được chế biến từ các sản phẩm thực vật. Mỡ xào được dùng bằng dầu ăn. Nước mắm được thay thế bằng nước tương. Mì căn lấy từ bột mì, phù chúc lấy từ đỗ tương… các món ăn chay cũng được áp dụng các phương pháp làm chín như nấu món ăn mặn và tên gọi vẫn như các món ăn mặn nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Vì không chỉ nấu cho ngon lành, vừa khẩu vị, đủ chất dinh dưỡng mà người ăn còn cảm thấy thanh tịnh trong từng món ăn.
Quan niệm về ăn chay ngày nay đã khác xưa. Nếu như trước đây, việc ăn chay là chuyện riêng của người theo đạo Phật thì ngày nay ăn chay ngày càng phổ biến. Những món ăn chay theo đó cũng trở nên cầu kỳ hơn. Không chỉ có bánh trái, xôi chè mà còn có cỗ chay với đủ màu sắc hài hòa đẹp mắt”.
Việc ăn chay được nhiều người hưởng ứng nên cỗ chay vì thế cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tuy là cỗ giả mặn, nhưng nhìn vào mâm cỗ chay, chúng ta thấy rõ nghệ thuật của người nấu và bày cỗ. Trên mâm cỗ có đủ màu sắc hài hòa của những món ăn. Sự kết hợp của gia vị và các nguyên liệu để làm thành những món ngon cũng là kết quả tìm tòi, suy nghĩ của bao người tâm huyết với món ăn chay. Cuối cùng là cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng của nguời được hưởng cỗ. Đây quả là một nét riêng trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam như chủ đề của ngày hội đã đặt ra.
Việc tổ chức này của cụm muốn tạo điều kiện giao lưu học hỏi, thể hiện tài năng của các bạn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ của Hội nhằm tập hợp đông đảo các thanh niên tôn giáo tham gia vào tổ chức Hội.
Thanh Long