13Đường Nguyễn Văn Trỗi:
Lộ trình: từ cầu Công Lý đến đường Hoàng văn Thụ.
Vị trí: đường nằm trên địa bàn các phường 8,10,11,12,15,17 và chung với quận Tân Bình, từ cầu Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ, dài khoảng 2940 mét, lộ giới 40 mét, qua ngã ba Cao Thắng, ngã tư Huỳnh Văn Bánh, ngã ba Duy Tân, ngã tư Trần Huy Liệu, ngã ba Hồ Biểu Chánh, các ngã tư Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Thị Huỳnh, cổng xe lửa số 7, ngã ba Mai Văn Ngọc, các ngã tư Trương Quốc Dung, Nguyễn Trọng Tuyển.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này lúc đầu là đường làng số 26, sau gọi là đường Impératrice nối dài. Từ năm 1930 gọi là đường Mac Mahon nối dài. Sau năm 1945 gọi là đường Général De Gaulle nối dài. Năm 1955 đặt tên đường Ngô Đình Khôi. Năm 1963 đổi là đường Cách Mạng 1-11. Ngày 14/8/1975 nhập với đường Công Lý thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4/4/1985 lại tách ra thành đường riêng và đặt tên đường Nguyễn Văn Trỗi.
Đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay
Tiểu sử: Nguyễn Văn Trỗi (Canh Thìn 1940 –Giáp Thìn 1964)
Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành, sinh ngày 1/2/1940 tại làng Thanh Quít, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay tỉnh Quảng Nam).
Sau hiệp định Gièneve, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giáo ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cách Tây Sài Gòn.
Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.
Tháng 5 năm 1964, chính phủ Hoa Kì cử một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc, ông xin ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng quốc phòng là Robert Mac Namara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9/5/1964.
Trong nhà lao ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa án Quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân lúc bấy giờ. Đến ngày 15/10/1964, chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa –Sài gòn.
Ông hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964 hưởng dương 24 tuổi. Sau khi hy sinh, ông được Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam) truy nhận là Đảng viên và truy tặng huân chương Thành Đồng hạng nhất.
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin quận Phú Nhuận
Biography of NGUYEN VAN TROI
– Route: from Công Ly bridge to Hoang Van Thu street
– Location: it is located in the area of arts 8, 10, 11, 12, 15, 17 of Phu Nhuan district and a part of Tan Binh district, from Cong Ly bridge to Hoang Van Thu street, approximately 2940 meters long, 40 meters wide, through Cao Thang T-junction, Huynh Van Banh crossroad, Duy Tan street, Tran Huy Lieu crossroad, Ho Bieu Chanh T-junction, Nguyen Dinah Chính crossroad, Nguyen Thi Huynh street, railway crossing gate number 7, Mai Van Ngoc street, Trường Quoc Dung and Nguyen Trong Tuyen crossroad.
– History: In French colonial period, this road was the village road number 26, later known as Imperatrice extended street. Since 1930, it had been called Mac Moran extended street. After 1945, it has been called General De Gaulle extended street. In 1955, it was named Ngo Dinh Khoi. It was changed to Revolutionary 1st November street in 1963. On 14th August in 1975, it merged with Cong Ly street to make Nam Ky Khoi Nghia street. On the 4th April in 1985, it was separated again and named Nguyen Van Troi street.
– Biography: Nguyen Van Troi (1st February 1940 – 15th October 1964) – revolutionary martyr and ranger urban warrior, was born on the 1st February 1940 in Thanh Quit village, Dien Ban District, Quang Nam Province.
After Gieneve Agreement, he was a teenager and follow his family move in Saigon, worked as an electrician in Cho Quan lamp factory. In here, he was enlightened revolution, participate in armed rangers organization belong to …, from the west of Saigon.
Early in 1964, on the occasion of the Lunar New Year, he went to Thom forest base (Đức Hoa District, Long An Province) to learn politics and art of rangers warfare inside the city. In May of 1964, the U.S Government sent a high level delegation of political, military to Saigon for the research on the situation of the South. With the hatred of the enemy, he suggest Steering Committee to decimate the delegation that led by Robert Mac Namara – Minister of Defence. While conducting mined at Cong Ly bridge, he was arrested at 10 pm on 5th September 1964.
He suffered many torments and temptations in prison, but he did not declare anything. Nguyen Khanh Authority take him to Military court sentenced to death in order to intimidate anti-American spirit of people at that time. Until 15th October 1964, they sent him to the firing squad in vegetable garden of Chi Hoa prison in Saigon.
He sacrificed at 9 o’clock 45 minutes on 15th October 1964 at the age of 24 years old. After his sacrifice, he was recognized as party member and access Thanh Dong first class medal by People’s Revolutionary Party of the South (Labour party of Vietnam in the South).
Source: Culture and Information Committee Division of Phu Nhuan district