Liên đội Phạm Ngọc Thạch giới thiệu tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

0
13

Sáng ngày 28 tháng 9 năm 2020, Liên đội Phạm Ngọc Thạch tổ chức sinh hoạt dưới cờ đông thời giới thiệu đến với các em học sinh, đội viên tác phẩm Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cô Trần Thị Năm – Giáo viên Tổng phụ trách Đội giới thiệu đến với các em hoàn cảnh ra đời, nội dung của tác phẩm đồng thời nêu lên ý nghĩa của bài ca lịch sử.

Tác phẩm mở đầu bằng những câu:

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Kể năm hơn bốn ngàn năm,

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà”.

Lời thơ giản dị, dễ thuộc. Trong tác phẩm, đồng chí Nguyễn Ái Quốc kêu gọi đồng bào, bất kỳ già trẻ hay trai gái cùng chung sức, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đồng chí rút ra một bài học lớn về đoàn kết.

“Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”

Cuối tác phẩm là mục “Những năm quan trọng”, thống kê những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc từ năm 1879 trước công nguyên đến năm 1941. Cuối cùng là một mốc lịch sử do tác giả dự báo:

“1945 Việt Nam độc lập”.

Tập diễn ca lịch sử được dùng làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.

Bài thơ dài Lịch sử nước ta mãi mãi là một tác phẩm giàu tâm huyết, có tác dụng rất lớn trong mọi thời đại. Ngày nay, trong điều kiện hội nhập rộng rãi, chúng ta càng không quên lịch sử bốn nghìn năm cha ông đã anh dũng đứng lên dựng nước và giữ nước; trong hành trang đi vào thế kỷ mới, mỗi chúng ta đều phải trang bị cho mình niềm tự hào truyền thống anh hùng, quật cường để vững vàng vượt mọi phong ba, thẳng tiến tới theo con đường mà Bác Hồ vô vàn kính yêu đã chọn.

Và cuối buổi sinh hoạt, các em được tham gia đố vui theo chủ đề lịch sử, buổi sinh hoạt thu hút sự chú ý lắng nghe của các em học sinh thân yêu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.