Tiểu sử tên đường/ Biography of HOÀNG VĂN THỤ

0
1

Lộ trình: từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã tư Bảy Hiền.

Vị trí: đường nằm trên địa bàn các phường 8, 9 quận Phú Nhuận và chung với quận Tân Bình, từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã tư Bảy Hiền, dài 4400 mét, lộ giới 30 mét, qua các ngã ba Trần Huy Liệu, ngã ba Đỗ Tấn Phong, đường ray cổng xe lửa số 9, các ngã ba Hồ Văn Huê, Trương Quốc Dung, Nguyễn Văn Trỗi (trên địa bàn quận Phú Nhuận).

Lịch sử: đường này có từ thời nhà Nguyễn. Người Pháp chỉnh trang lại và gọi là tỉnh lộ 1 kép. Rồi lại đổi thành Liên tỉnh lộ 22. Năm 1955 đặt tên đường võ Tánh. Ngày 14/8/1975 đổi là đường Hoàng Văn Thụ.

Đường Hoàng Văn Thụ ngày nay

Tiểu sử: Hoàng Văn Thụ (Bính Ngọ 1906 – Giáp Thân 1944)

Liệt sĩ cách mạng, quê xã Nhân Lí (nay xã Văn Thụ, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn) thuộc dân tộc Tày. Nhiệt tình yêu nước, ông cùng Hoàng Đình Giang, Lương Văn Chi tích cực hoạt động. Năm 1927, ông và Lương văn Chi sang Trung Quốc, được tổ chức đưa vào làm việc ở xưởng cơ khí Nam Hưng (Quảng Tây) là cơ sở của cách mạng thành lập để làm kinh tài và là nơi liên lạc. Lần lượt ông gầy dựng được nhiều cơ sở đảng ở Long Châu (Lũng Nghiu) và vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Đến năm 1932 được gặp Lê Hồng Phong, ông trở nên một cán bộ xuất sắc vừa là người lãnh đạo đảng bộ địa phương, vừa là cán bộ giúp việc tích cực của Ban lãnh đạo đảng ở ngoài nước.

Tháng 11/1940, ông được cử vào Ủy ban thường vụ Trung Ương Đảng và lãnh nhiệm vụ chỉ đạo phong trào Bắc Sơn – Vũ Nhai. Sau đó ông được chỉ vào Tổng bộ Việt Minh lâm thời.

Tháng 8/1943, trên đường đi dự cuộc họp ở Hà Nội, ông bị mật thám chặn bắt tại ngõ Năm Diệm, khu Tán Mái.

Ngày 24/5/1944 ông hi sinh nơi trường bắn Tương Mai (Hà Nội) hưởng dương 38 tuổi.

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin quận Phú Nhuận

Biography of HOANG VAN THU

– Route: from Phu Nhuan crossroad to Bay Hien crossroad.

– Location: this street  is located in the area of wards 8, 9 of Phu Nhuan District and some wards of Tan Binh District; 4400 meters long, 30 meters wide; through Tran Huy Lieu T-junction, Do Tan Phong T-junction, railway crossing gate number 9, Ho Van Hue T-junction, Truong Quoc Dung T-junction and Nguyen Van Troi crossroad.

– History: this road appeared from the Nguyen Dynasty. French amended and called Provincial Highway 1 Double. Then it changed to Provincial Road Number 22. In 1955, it named as Vo Tanh street. On 14th August 1975, it was modified as Hoang Van Thu street.

– Biography: Hoang Van Thu (Binh Ngo 1906 – Giap Than 1944) – Revolutionary martyr, his hometown is Nhan Li Commune (Van Thu Commune, Van Uyen District, Lang Son Province at present) belonged to the Tay ethnic group. With patriotic enthusiasm, he, Hoang Dinh Giang and Luong Van Chi worked actively. In 1927, he and Luong Van Chi went to China, and was sent to work in the Nam Hung mechanical workshop (Guangxi) was the revolutionary base that set up to do business and communication resources. In turn, he built many party base in Long Chau (Lung Nghiu) and Cao Bang area, Lang Son Province. In 1932, he met Le Hong Phong, he be came excellent revolutionary cadre, both local party leader and positive assistant of abroad party leaders.

In November 1940, he was sent to Central Standing Committee of Communist Party and received the task of directing the Bac Son – Vu Nhai movement. Then he was pointed to the provisional Head of League for the Independence of Vietnam.

In August 1943, on the way to attend a meeting in Hanoi, he was arrested by secret agent at the gateway Nam Diem, Tan Mai area.

On 24th May 1944, he sacrificed in Tuong Mai firing range (Ha Noi) at the age of 38 years old.

Source: Culture and Information Committee Division of Phu Nhuan district

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.